Nhắc đến Sóc Trăng thì du khách nghĩ ngay đến chùa Dơi- ngôi chùa tâm linh nổi tiếng tại quê hương của bánh Pía. Chùa Dơi là không gian văn hóa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng. Hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về nét đặc sắc của ngôi chùa này nhé.
Địa chỉ chùa Dơi Sóc Trăng, đường đi chùa Dơi Sóc Trăng
Địa chỉ: Văn Ngọc Chính, Phường 3, Sóc Trăng
Về đường đi, xuất phát từ Tp Hồ Chí Minh, bạn có thể đi xe khách Phương Trang với giá 150k hoặc lựa chọn xe máy đi theo hướng quốc lộ 60 thì quãng đường sẽ rút ngắn hơn nhiều. Từ bưu điện Tp Sóc Trăng,
Để tới chùa này, du khách từ TP. HCM có thể đi ô tô, xe máy hoặc xe khách xuống trung tâm TP. Sóc Trăng. bạn đi theo hướng Trần Hưng Đạo. Khi đến vòng xoay thì bạn rẽ vào lối ra thứ 2 để vào đường Lê Hồng Phong. Tiếp tục đi thẳng đường Lê Hồng Phong, bạn sẽ gặp một vòng xoay nữa > đi thẳng qua vòng xoay > lại tiếp tục đi đường Lê Hồng Phong cho tới khi gặp vòng xoay thứ 3 thì rẽ vào lối ra thứ 1 để vô đường Văn Ngọc Chính. Chùa có bãi xe khá rộng cho du khách tham quan
Lịch sử chùa Dơi Sóc Trăng
Chùa dơi là ngôi chùa do người Khmer xây dựng, còn có tên là Serây tê chô mahatúp, trong tiếng Khmer có nghĩa là do phúc đức tạo nên. Ngoài ra chùa Dơi còn có tên gọi khác là chùa Mã Tộc. Theo người Khmer, “Mahatup” có nghĩa là trận kháng cự lớn. Nơi đây từng diễn ra một trận đánh ác liệt của phong trào nông dân nổi dậy chống bọn phong kiến ngày xưa. Sau trận đánh đó, dân chúng tản cư trở về sinh sống, họ cho rằng vùng đất này là đất lành nên xây chùa thờ Phật.
Sở dĩ gọi là chùa Dơi vì nơi đây có hàng vạn con dơi sinh sống ở khu rừng cây sao và dầu ở xung quanh chùa. Các vị sư ở đây cho rằng việc dơi đổ về chùa là phúc lành nhà Phật cho ngôi chùa này nên họ rất tích cực bảo vệ bầy dơi.
Dơi trong chùa thuộc loại dơi quạ to con, trọng lượng từ 1 – 1,5 kg với sải cánh rộng đến 1,5 m, chúng có 2 màu vàng – đen trông bắt mắt. Tuy là loài động vật ăn hoa quả nhưng đàn dơi này không bao giờ ăn quả chín trong vườn chùa, mà thường bay đi xa để kiếm ăn.
Chùa Dơi được khởi công xây dựng vào từ năm 1569, cách nay đã hơn 450 năm do ông Thạch Út đứng ra xây dựng. Khởi đầu, chùa được xây dựng bằng gỗ, lợp lá dừa nước. Từ đó đến nay chùa được trùng tu nhiều lần. Vào năm 2008 chùa bị cháy ở chánh điện nhưng đến năm 2009 đã được trùng tu lại.
Từ năm 1999, chùa Dơi được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Cho đến nay, chính quyền Sóc Trăng vẫn đang xem xét các chính sách bảo tồn và tôn tạo nơi đây để vừa giáo dục tín ngưỡng, vừa đưa chùa Dơi thành điểm du lịch quen thuộc của tỉnh.
Kiến trúc chùa Dơi Sóc Trăng
Kiến trúc chùa Dơi độc đáo bởi tông màu vàng cam đặc trưng của văn hóa Khmer với diện tích 4ha. Tổng thể kiến trúc này bao gồm các công trình: ngôi chánh điện, sala, nhà hội, phòng ở của các sư thầy, tháp để tro người chết, phòng khách.
Ngay từ cổng vào, du khách không khỏi choáng ngợp trước màu vàng rực, óng bao phủ gần như toàn bộ ngôi chùa. Cổng chùa được trang trí một cách cầu kỳ và tính tế với các hoạ tiết, hoa văn hình cánh sen và hoa cà ri cách điệu. Mái chùa được chạm khắc tinh xảo với biểu tượng rắn thần Naga và trên mỗi cột đỡ bao quanh đều có gắn tượng tiên nữ Kemnar chắp tay trước ngực, như đang đón chào lữ khách. Bạn cũng sẽ bắt gặp ở đây họa tiết tiêu biểu trong kiến trúc Khmer với nhiều tháp nhỏ trên mái chùa, phía đầu hồi chạm trổ hình rắn Naga uốn lượn đầy tinh xảo. Toàn bộ mái chùa là cả một công trình kiến trúc vĩ đại thể hiện quan niệm, triết lý về Phật, Trời của người Khmer.
Ngôi chính điện có chiều dài 20m8, chiều rộng 11m3; được xây dựng trên nền cao hơn mặt đất tự nhiên 1m bao quanh là đá kết xi-măng. Mặt bằng chính điện hình chữ nhật trải dài theo hướng Đông Tây. Cửa chính quay ra hướng Đông. Bên ngoài chính điện được trang trí bằng các hoa văn, phù điêu mang đặc trưng của kiến trúc Khmer Nam Bộ.
Bước vào nội thất chánh điện, bạn sẽ bắt gặp pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2m và một pho tượng miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda. Khắp trên các bức tường là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời cho tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn. Đặc biệt, trong Chùa Dơi tỉnh Sóc Trăng còn lưu giữ các bộ kinh ghi trên lá cây thốt nốt, và những hiện vật quý hiếm mang giá trị đặc sắc về văn hóa tín ngưỡng của vùng đất Nam Bộ.
Bước vào phía sau khuôn viên chùa Dơi, không gian được mở ra là cả một cánh rừng có diện tích gần 4ha với đủ loại cây, song nhiều nhất vẫn là cây sao và cây dầu. Đây chính là nơi cư trú của đàn dơi huyền bí.
Ngoài ra, còn có nhiều bảo tháp (stupa) lát gạch men, nhiều kiểu dáng khác nhau, chứa di hài các sư trụ trì chùa và nhà hội Sa La với kiến trúc kiểu nhà rông, làm nơi nghỉ ngơi, tu học của các sư sãi,…Phía sau chùa có những ngôi mộ kỳ lạ, trên mỗi mộ có vẽ hình 1 con heo, đây là những con heo 5 móng (heo thường chỉ có 3 móng)
Chùa Dơi còn là nơi lưu giữ nhiều bộ kinh luận viết trên lá cây thốt nốt. Theo truyền thuyết ghi lại đến nay, Chùa Dơi đã trải qua 19 đời đại đức trụ trì. Còn dựa vào văn bản được ghi chép lại trên lá thốt nốt, do trải qua năm tháng đã dần mục nát, nay chỉ còn lưu dấu từ đời thứ 12 về sau
Bí ẩn về loài dơi và heo năm móng
Chùa Dơi có khoảng hơn 1000 con dơi trú ngụ. Đến với chùa Dơi bạn sẽ thấy được cảnh tượng độc đáo khi từng bầy dơi treo mình lủng lẳng trên các ngọn cây lớn của chùa, bước vào chùa Dơi với không khí mát mẻ của 2 bên rừng cây sao, gió rì rào của những ngọn dầu, ngọn thốt nốt là tiếng xì xào của những chú Dơi đang còn say giấc ngủ. Không biết tự bao giờ ngôi chùa Mã Tộc này trở thành nơi cư trú của những vị khách không mời mà đến.
Ngoài đàn dơi quý, nơi đây còn có một khu mộ của những con heo được nuôi lâu năm tại chính ngôi chùa. Trên các tấm bia nhuộm màu thời gian, du khách có thể đọc được những dòng chữ “Cô Năm Hợi” hay “Cô Bảy Hợi”.
Đại đức Kim Rêne, Trụ trì chùa Dơi, cho biết khoảng 30 năm trước, một Phật tử làm công quả cho chùa phát hiện một con heo không phải 3 móng như bình thường mà có đến 5 móng nằm ngủ ngay cổng sau chùa.
Vị Phật tử đoán rằng có ai đó nuôi heo phát hiện một con heo trong bầy có móng khác thường nên không dám nuôi và cũng chẳng dám giết nên mang gửi vào chùa gần nhất. Theo người Khmer thì heo 5 móng là “cốt tinh” của con người.
Ăn gì gần chùa Dơi Sóc Trăng?
Nhà hàng khu du lịch chùa Dơi
Nhà hàng khu du lịch chùa Dơi – Văn Ngọc Chính có không gian thoáng đãng và menu đa dạng phong phú.
Bún nước lèo cây nhãn
Quán Bún nước lèo Cây nhãn có địa chỉ chính xác tại số 18, đường Võ Đình Sâm. Để dễ dàng đến đây thưởng thức món ngon, bạn có thể tìm kiếm chùa này trên Google Maps. Quán có vị trí ở gần đoạn sông cầu Xoay.
Về không gian, Bún nước lèo Cây nhãn có mặt bằng khá rộng rãi tọa lạc trên mặt tiền đường, phía sau là dòng sông hiền hòa, mát mẻ. Bạn dừng chân tại quán có thể thoải mái lựa chọn ngồi ở vỉa hè, không gian trong nhà hay khu phía sau có tầm nhìn hướng ra sông. Nhìn chung, quán Cây nhãn sạch sẽ và tươm tất từ khu vực phục vụ thực khách đến bàn ghế, hộp muỗng đũa.
Quán Vịt Nấu Chao Đông Xuân
Quán vịt nấu chao Đông Xuân có thâm niên hơn 10 năm nay. Món vịt nấu chao thành phẩm có màu vàng đỏ bắt mắt của chao, màu điều và thịt vịt, vị béo béo của thịt vịt, ngọt của nước dừa, thơm mùi chao và sả, gừng cùng vị bùi bùi của khoai môn. Khi lẩu chín có thể thêm hành thái nhỏ vào để trang trí cho đẹp, cách làm vịt nấu chao bổ dưỡng và thơm ngon đậm đà. Sự kết hợp của thịt vịt, chao và khoai môn, đã tạo nên một món ăn vô cùng thơm ngon đó là món vịt nấu chao, thịt vịt thì mềm, không bị hôi, miếng khoai môn dẻo, nước chao thì béo ngậy có vị đặc trưng.
Địa chỉ: 261 Đường Lê Duẩn, Phường 3, Sóc Trăng
Bài viết liên quan: