Khi đến Côn Đảo ngoài việc bạn tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thưởng thức những món ăn ngon thì hãy dành một chút thời gian khám phá lịch sử Côn Đảo. Có rất nhiều điều thú vị và ý nghĩa đang chờ đợi bạn.
Tóm tắt lịch sử hình thành Côn Đảo
Để có được một chuyến du lịch đến Côn Đảo trọn vẹn và đầy ý nghĩa, bạn nên tìm hiểu kỹ các kinh nghiệm du lịch tại đây cũng như tìm hiểu trước về lịch sử Côn Đảo. Trước đây Côn Đảo còn được gọi là Côn Sơn, là một quần đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Nơi đây có vị trí rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam là nơi giam giữ và lưu đày tù nhân lớn nhất và khắc nghiệt nhất ở Đông Dương.
Côn Đảo có rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng
- Trong giai đoạn từ Thế kỷ thứ XV-XVI có rất nhiều đoàn du hành của Châu Âu ghé viếng Côn Đảo.
- Cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII tư bản Anh, Pháp đã cho người tới Côn Đảo điều tra âm mưu xâm lược nhưng sau 3 năm đã bị chúa Nguyễn Phúc Chu đánh đuổi khỏi Côn Đảo.
- Đến năm 1783, chúa Nguyễn Ánh đã giao chủ quyền quần đảo Côn Lôn và cửa biển Đà Nẵng cho Pháp.
- Đến năm 1861, Pháp đến xâm chiếm Côn Lôn lúc 10h sáng.
- Năm 1862, thành lập Nhà tù Côn Đảo. Cùng năm đó nơi đây bị biến thành một quận của Nam Kỳ.
- Năm 1954, đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn.
- Sau hiệp định Paris, nơi đây bị đổi tên một lần nữa thành Phú Hải.
- Năm 1975, Côn Đảo hoàn toàn giải phóng và được gọi là tỉnh Côn Đảo.
- Cho đến nay là huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Côn Đảo được tạp chí du lịch Travel And Leisure công bố là 1 trong 20 hòn đảo chứa đựng nhiều điều bí ẩn nhất thế giới. Lịch sử nơi đây có rất nhiều điều để bạn khám phá khi đi du lịch Côn Đảo đấy.
Những di tích lịch sử Côn Đảo tồn tại đến nay
Ngoài các danh lam thắng cảnh biển nổi tiếng. Côn Đảo còn thu hút nhiều lượt du khách đến tham quan những di tích lịch còn sót lại từ thời kì chiến tranh cứu nước. Có thể kể đến như là:
2.1. Di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo, địa ngục trần gian
Đầu tiên không thể không nhắc đến chính là Nhà tù Phú Quốc – nơi được ví như địa ngục trần gian. Nơi đây khiến người ta rùng mình với khu chuồng cọp thời Pháp thuộc, khu chuồng Cọp kiểu Mỹ, đặc biệt là biệt khu chuồng bò và hàng loạt các trại giam khác đã đày đọa biết bao con người Việt Nam ta.
Nhà tù Côn Đảo – nơi địa ngục trần gian
Hệ thống nhà tù Phú Quốc rộng hơn 12.000 m2 gồm 10 phòng giam lớn, 20 hầm đá biệt giam, 1 khám đặc biệt, hầm xay lúa và khu đập đá. Bên trong là nhiều hình thức tra tấn về thể xác cũng như tinh thần của các chiến sĩ cộng sản.
2.2. Nghĩa trang Hàng Dương
Nghĩa trang Hàng Dương với diện tích khoảng 20ha là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Nơi đây có mộ của liệt sĩ cách mạng Lê Hồng Phong, nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, nữ anh hùng Võ Thị Sáu, anh hùng Cao Văn Ngọc, anh hùng Lê Văn Việt và hàng vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam khác.
Đây còn là một di tích có giá trị tố cáo chế độ thực dân, đế quốc đã áp bức, giam cầm, hành hạ và tàn sát các chiến sĩ cách mạng, tù nhân lao động khổ sai đến kiệt sứ, đồng thời giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau này.
2.3. Khu nhà Chúa Đảo
Khu nhà Chúa Đảo là nơi ở và làm việc của 53 tên chúa Đảo, trong đó có 39 đời Chúa đảo người Pháp và 14 đời Chúa đảo người Việt. Xây dựng từ cuối thế kỷ 19 với tổng diện tích lên đến 18.600m2, 1.250m2 là khu nhà chính và phụ, còn lại 17.000m2 là sân vườn. Sau khi giải phóng nơi đây được dùng làm nơi trưng bày lưu niệm về khu di tích Côn Đảo.
Khu nhà Chúa Đảo là điểm nên đến khi du lịch Côn Đảo
Trải qua 113 năm với nhiều tên chúa đảo nổi tiếng tàn bào như Andouard, Bouvier,… Hiện nay khu nhà Chúa Đảo có hai mái và hiên tứ diện vẫn còn nguyên vẹn.
2.4. Cầu ma Thiên Lãnh
Cầu Ma Thiên Lãnh nằm trên đỉnh núi phía Tây thị trấn Côn Đảo được xây dựng từ năm 1930. Cái tên Cầu Ma Thiên Lãnh bắt nguồn từ câu chuyện “Tiết Nhân Quý Chinh Đông”, ngụ ý gọi 2 mố cầu xây dang dở bằng máu xương của hàng trăm tù nhân.
Cầu do người Pháp bắt các tù nhân xây dựng trên núi cao để vượt sang phía bên kia núi. Nhưng do địa hình hiểm trở cộng thêm ăn uống kham khổ mà hàng trăm tù nhân đã bỏ mạng khi xây dựng. Công trình này mới chỉ hoàn thiện xong 2 mố cầu còn lại vẫn dở dang.
2.5. Cầu tàu Lịch sử 914
Cầu tàu 914 là một di tích lịch sử nổi tiếng của Côn Đảo, bắt đầu từ mép lộ trước cổng dinh Chúa Đảo vươn ra vịnh Côn Sơn dài hơn 300m, chiều rộng gần 5m, cuối cầu tàu có đoạn rộng gần 8m.
Cầu tàu 914 hiện là di tích Quốc gia cấp đặc biệt
Trong quá trình xây dựng đã có 914 tù nhân đã ngã xuống nên mới có tên là Cầu tàu 914. Nơi đây đã từng chứng kiến niềm hân hoan của hơn 2000 tù chính trị Côn Đảo được giải phóng vào tháng 9/1945. 30 sau Cầu tàu lại rợp bóng cờ bay, đón hơn 4000 tù chính trị giải phóng lần lượt trở về đất liền vào tháng 5/1975.
2.6. Nhà Công Quán
Nhà Công Quán là ngôi nhà khách do thực dân Pháp xây dựng với diện tích 150m2 trong quần thể của Dinh Chúa đảo nằm ngay tại trung tâm thị trấn Côn Đảo. Được xây dựng từ cuối thế kỉ 19 là nơi dừng chân của các lữ khách khi tới đây thi hành công vụ.
Hiện nay nhà Công Quán đã được trùng tu. Đây là dấu ấn văn minh nhất của thực dân Pháp còn lưu lại trên hòn đảo ngục tù ngày ấy.
Nếu có cơ hội đi du lịch ở đây bạn hãy cố gắng ghé thăm hết những di tích lịch sử Côn Đảo ý nghĩa này nhé! Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ!
Bài viết liên quan: